Bà Nguyễn Thị Tài, (65 tuổi, phường Minh An) đã có 40 năm kinh nghiệm trong việc thu mua phế liệu, ve chai ở thành phố Hội An (Quảng Nam). Ngần ấy năm lăn lộn với nghề, bà đã nuôi 3 người con gái ăn học, giờ tất cả đã có gia đình, có ổn định.From: web game casino
Khi mới vào nghề, bà phải lội bộ mỗi ngày hàng chục km, quẩy đôi quang gánh đi thu mua những đồ phế thải của người dân. Tuy vậy, có những ngày bà dù đôi chân đã mỏi, đôi mắt đã mờ đi vì mệt, bà cũng chỉ kiếm được đủ tiền cơm cháo qua ngày cho gia đình.
Giờ đây, công nghệ phát triển, bà chỉ cần ngồi nhà gọi đến các nhà hàng, khách sạn để chốt số lượng, thời gian thu mua, rồi gọi đại lý đến đưa đi tiêu thụ. Mỗi ngày bà Tài thu nhập 200.000-300.000 đồng, đôi lúc “trúng mánh”, bà có thể kiếm được 500.000 đồng.
“Nói chung thu nhập cũng đủ trang trải cuộc sống, nuôi 3 con ăn học đến nơi đến chốn; giờ thì đỡ vất vả rồi, ở nhà giữ cháu, rảnh thì đi thu mua để kiếm thêm”, bà Tài chia sẻ.
Theo nghiên cứu, tại Việt Nam, nghề thua mua phế liệu có đến 90% là nữ giới. Nghề này giúp thu gom hơn 30% các loại rác nhựa có thể tái chế, giảm bớt gánh nặng về cho các đơn vị thu gom chính thức và xa hơn là tiềm năng giảm thiểu chi ngân sách công cho việc thu gom và xử lý chất thải.From: web game casino
Tuy nhiên, họ chưa thuộc sự quản lý của nhà nước, chưa có sự công nhận đúng đắn của xã hội. Phương tiện làm việc của họ khá thô sơ, bảo hộ sơ sài nên dễ gặp tai nạn, bệnh tật. Họ cũng chưa kết nối được với nhau và với cộng đồng…
Trao đổi thêm về vấn đề trên, bà Đỗ Thị Thu Trang – Viện Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục liên ngành (IFIRSE) tại Quy Nhơn, Bình Định – cho biết, tại thành phố Quy Nhơn có 700-800 lao động thu mua phế liệu, nhặt rác. Trong số đó có 90-92% là phụ nữ thuộc khối những người đi thu mua, còn tại bãi rác có khoảng 60% là phụ nữ. Họ là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thu gom phế liệu.
“Đặc điểm của lực lượng lao động phi chính thức này chủ yếu làm việc ở ngoài trời, trong thời gian dài, thu nhập không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và các yếu tố khác” bà Trang nói.
Bà Trang cho hay, thu nhập một ngày của những lao động trên dao động 50.000-250.000 đồng. Việc chênh lệch thu nhập cao là do có nhiều người rảnh, tranh thủ làm thêm, có người 1 ngày chỉ làm 4-5 giờ, có người làm cả ngày.
Dù những lao động này gặp khá nhiều rủi ro nhưng chỉ những người thuộc hộ nghèo mới nhận được hỗ trợ của chính quyền địa phương. Do đó, không ít người làm nghề thu mua phế liệu nhưng vẫn còn rất khó khăn.
Trước thực tế trên, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, khuyến nghị: “Ngoài các lao động thu gom chất thải phi chính thức, khối này còn bao gồm một số lực lượng khác trong chuỗi giá trị nhựa như vựa thu mua, cửa hàng phế liệu, người phân loại rác, thậm chí cả các hợp tác xã bán chính thức tại một số tỉnh thành. Vì vậy, tiếng nói của họ cần được lắng nghe và công nhận”.
Ngày 8/3, tại Hội An, chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam, nhóm kỹ thuật bình đẳng giới và bao trùm xã hội của chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP), cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế – IUCN (thông qua Chương trình đối tác chiến lược IUCN-PRO Việt Nam) tổ chức cuộc họp tham vấn về sự đóng góp của lực lượng lao động phi chính thức (IWWs) trong giảm thiểu chất thải rắn; thảo luận cho tiến trình đàm phán của thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.
Cuộc họp nhận được sự tham gia từ các cơ quan nhà nước, đơn vị nghiên cứu, thành viên của nhóm bình đẳng giới và bao trùm xã hội, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, Văn phòng EPR Việt Nam, các nhà tái chế..